Răng bị khiếm khuyết có nên hàn răng không ?

Trong những trường hợp răng bị khiếm khuyết, tổn thương do tai nạn và cần phục hình lại như cũ thì hàn răng là phương pháp được áp dụng nhiều nhất. 


1. Nên trám răng thẩm mỹ cho răng cửa phía trước

Đối với các răng ở vị trí “mặt tiền” phía trước nếu bị khuyết thiếu về hình dáng dù vì bất kỳ nguyên nhân nào cũng nên thực hiện hàn lại. Đảm bảo thẩm mỹ cho các răng ở vị trí này là cần thiết. Chưa tính đến những ảnh hưởng về mặt chức năng, chỉ xét về thẩm mỹ nụ cười thì bạn cũng nên thực hiện hàn lại khi răng bị gãy vỡ, sứt mẻ hoặc bị bệnh lý mòn men, sâu răng, viêm tủy,…Trong tình huống còn có thể hàn được thì nên hàn lại càng sớm càng tốt, tránh để lâu tình trạng sẽ biến chuyển nặng đến mức ngay cả hàn trám cũng không thể đảm bảo được đầy đủ chức năng phục hình vốn có của nó.

Đặc biệt, với răng phía trước phải thực hiện hàn để phục hình, bạn chỉ có một lựa chọn là sử dụng chất liệu trám thẩm mỹ composite. Đây là chất liệu có màu sắc gần giống với màu răng nên khi sử dụng để hàn răng cửa, chiếc răng đã từng bị khuyết mô răng sẽ không thể bị nhận diện, bởi sự tương đồng của mô răng thật với miếng hàn composite có thể đạt tỷ lệ khá cao.


2. Nên hàn răng bền chắc cho răng cối

Răng cối là những chiếc răng làm nhiệm vụ ăn nhai, nằm ở sâu phía trong nên khi bị mất mô răng hoặc sau hỗ trợ điều trị bệnh lý bạn có thể hàn lại bằng bất cứ chất liệu nào. Chất liệu có thể đảm bảo thẩm mỹ, nhưng cũng có thể không, tuy nhiên cần phải đảm bảo độ cứng chắc tốt để đảm bảo ăn nhai cho răng hàm.

Với các răng hàm này, bạn có thể sử dụng composite, nhưng cũng có thể dùng amalgam hay các chất liệu kim loại để hàn lại đều được. Vấn đề quan trọng khi hàn răng cối là kỹ thuật phải đảm bảo để miếng hàn bám chắc trên mô răng mà không bị bong rơi nhanh chóng.

Để đảm bảo hàn răng cối bền đẹp hơn, bạn có thể sử dụng phương pháp hàn Inlay/Onlay để khôi phục mô răng bị mất. Đây là phương pháp sử dụng chất liệu sứ không kim loại để đúc thành miếng trám có hình thể giống với phần mô răng bị mất và gắn cố định vào răng để phục hình lại.
 

3. Răng bị khuyết mô răng nhiều không nên hàn răng

Hàn răng được chỉ định khi tỷ lệ mô răng bị mất ít. Khi lượng mô răng mất nhiều thì bọc răng sứ được khuyến khích sử dụng để thay thế cho hàn răng, đảm bảo độ bền chắc. Bởi nếu răng mất nhiều mô răng mà chỉ được hàn lại thì miếng hàn rất dễ bị bong bật dù chỉ dùng lực bình thường.

Hàn răng được bác sỹ chỉ định áp dụng khi răng bị sứt mẻ nhẹ, hở kẽ, răng thưa và răng sâu nhẹ,…Đây là trường hợp mô răng bị thiếu ít, việc hàn lại có thể duy trì được lâu và khó bị bong rơi trong khi ăn nhai.

4. Răng sữa bị sâu có nên hàn không?

Răng sữa tồn tại với bé trong khoảng 5 năm, bé cần phải có răng để phục vụ ăn nhai cho tới khi bé 6 tuổi, là lúc răng trưởng thành chuẩn bị mọc. Cho nên, việc hàn răng sữa vẫn rất cần thiết. Việc răng bị sâu hoặc mất răng sớm có thể ảnh hưởng đến quá trình mọc răng trưởng thành của bé.

5. Có nên hàn răng số 8

Răng số 8 có nên hàn răng không? Răng số 8 hay còn gọi là răng khôn, răng này nếu mọc ngay ngắn, thẳng với răng hàm và hỗ trợ cho ăn nhai tốt mà bị sâu thì có thể hàn lại bình thường như với các răng khác. Tuy nhiên, nếu răng 8 bị mọc lệch và không có ý nghĩa gì với việc ăn nhai mà còn bị sâu thì có thể tính đến giải pháp nhổ bỏ để bảo toàn sức khỏe cho hàm răng.

Trên đây là những tình huống mà Nha khoa KIM gợi ý để bạn biết trong trường hợp nào thì nên quyết định hàn trám mà không phải là phương pháp nào khác. Tuy nhiên, trong tất cả các trường hợp bạn vẫn nên tôn trọng tư vấn và những chỉ định cụ thể của bác sỹ hỗ trợ điều trị để đưa ra quyết định chính xác cho mình.

Tại Nha khoa KIM, khách hàng sẽ được khám và hỗ trợ điều trị theo quy trình hiện đại với các phương pháp hàn trám răng mới, cho hiệu quả cao và đảm bảo an toàn. Trám răng Laser Tech mà Nha khoa KIM đang áp dụng hiện là công nghệ tiên tiến, có thể hạn chế tối đa việc xâm lấn mài cùi răng như cách  bọc răng sứ, không làm răng thay đổi về cấu trúc, xương hàm.

Laser Tech giúp tạo ra các chân bám cho chất liệu tại vị trí cố định trên mô răng, không bị co kéo hay kích thích nóng lạnh, tránh tình trạng khoang rỗng sau khi đông cứng chất trám làm bật chân bám gây bong chất liệu. Khi đông cứng vật liệu bằng đèn Laser, chất trám có sức bền cao gần bằng ngà răng thật, không bị cong vênh trong thời gian dài.

Nếu như còn thắc mắc nào liên quan thì bạn có thể liên hệ nha khoa KIM theo hotline 19006899 để được các bác sĩ tư vấn và giải đáp tốt nhất nhé!